[CHAPTER 1] Vì sao phải dùng kem chống nắng & Cách phân biệt kem chống nắng Vật lý và hoá học

(Kem chống nắng tốt nhất hiện nay)
Hi mọi người,- Như các bạn đã biết, chăm sóc da là cả 1 quá trình lâu dài đòi hỏi rất nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên nếu bạn không có biện pháp bảo vệ bằng kem chống nắng thì mọi quy trình chăm sóc da hay tỷ tỷ các bước skincare trước đây của bạn đều sẽ trở nên vô nghĩa.
- Vì vậy, có thể khẳng định rằng, dù bạn thuộc loại da gì, dù bạn có thích, không thích hoặc muốn hay không muốn, thì bắt buộc bạn cần phải đọc chuỗi series “kem chống nắng” này nếu muốn sở hữu 1 làn da đẹp, mà hơn hết đó là bảo vệ sức khoẻ của chính bạn.
- Bài viết này, mình sẽ cố gắng viết ít hàn lâm nhất có thể, để giúp bạn nắm được những kiến thức cơ bản, hiểu rõ hơn về kem chống nắng và ngưng ngay những lầm tưởng tai hại ảnh hưởng nghiêm trọng của hầu hết mọi người trong suốt thời gian vừa qua.
- Do chủ đề kem chống nắng là 1 trong những topic khó nhất của việc chăm sóc da. Nên mình sẽ chia làm nhiều chapter. Cụ thể như sau:
- Chapter 1: Có nên sử dụng kem chống nắng hay không? Vì sao? Các loại kem chống nắng và cách phân biệt kem chống nắng vật lý và hoá học?
- Chapter 2: Chỉ số SPF, PA, PPD, … là gì?
- Chapter 3: Vì sao càng sử dụng kem chống nắng càng sạm đen? Cách bôi (apply) và bôi lại (reapply) kem chống nắng?
- Chapter 4: Công thức kem chống nắng và các hoạt chất cần biết (High Level)
- Chapter 5: Kem chống nắng của Nhật loại nào tốt?
- Và các bài review kem chống nắng cho da mặt thông dụng hiện nay.
- Okay, mời bạn cùng tìm hiểu với mình nha!
KEM CHỐNG NẮNG
1. Kem chống nắng là gì?
- “Kem chống nắng là sản phẩm giúp bạn chống lại tia nắng Mặt trời”.- Mình tin rằng rất nhiều người trong chúng ta đã, hay đã từng định nghĩa như vậy. Nhưng, đây là 1 khái niệm không đúng hoàn toàn cũng không sai hoàn toàn.
- Mà kem chống nắng là sản phẩm giúp bạn chống lại các tia UV (Tia cực tím - Ultra violet) có hại từ ánh nắng Mặt trời thôi, chứ trong ánh nắng có tới 1 nùi tia và quang phổ khác nhau lận, không phải tia nào chúng ta cũng cần phải chống.
- Vì sao chỉ có khái niệm thôi mà mình lại dài dòng như vậy? Vì do hiểu không đúng, bạn sẽ chọn sản phẩm không đúng và dùng kem chống nắng không đúng cách. Từ đó, như hiệu ứng domino nó sẽ kéo theo hàng loạt cái “KHÔNG ĐÚNG”. Kết quả là chúng ta sẽ phí tiền skincare rất nhiều nhưng không đạt được kì vọng của mình.
- Kem chống nắng là 1 sản phẩm dưỡng da, thường có nhiều dạng khác nhau như: lotion, xịt, gel, thanh,… có khả năng hấp thụ hoặc phản xạ một số bức xạ tia cực tím (UV) của mặt trời.
- Nhờ vậy mà kem chống nắng có thể bảo vệ da khỏi cháy nắng.
- Nếu bạn sử dụng kem chống nắng đúng cách và đều đặn thì cũng có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa sự phát triển của nếp nhăn, vết nám và da chảy xệ.
- Kem chống nắng thường được đánh giá và phân biệt bằng hệ số chống nắng (chỉ số SPF) để đo tỷ lệ các tia UV chiếu vào da.
- Tên thường gọi của kem chống nắng là: Sunscreen, Sunblock, Sun Protection, UV Defense, UV Cut…
- Trong các thương hiệu mỹ phẩm trên thị trường hiện nay, kem chống nắng của Nhật và Pháp vẫn được đông đảo các chị em tin dùng và lựa chọn.
2. Tại sao phải sử dụng kem chống nắng?
(Có nên dùng kem chống nắng không?)
- Đầu tiên, đoạn này cần 1 ít kiến thức, do đó để tạo động lực cho bạn, mình sẽ đưa ra 1 ví dụ rất rất cụ thể để bạn có thể tiếp thu 1 cách dễ dàng và “vui vẻ” hơn.- Trong suốt 20 năm đầu, lúc tụi mình chưa biết “ngựa” hay chưa có crush, thì bạn sẽ thấy da mặt, tay, chân lúc nào cũng đen thui, còn những phần da bên trong cơ thể thì …wow…nhìn ngon, trắng.
- Nếu bạn để ý, vùng sạm đen là do những vùng này thường xuyên tiếp xúc với những tia nắng có hại của Mặt trời. Do đó, để lấy lại thời baby mới sinh, trắng trẻo đều màu và để cua lại Crush bạn phải tích cực bảo vệ da khỏi tác nhân gây hại đó.
- Giờ thì, nếu bạn đã thấy lí do đủ mạnh rồi thì mời bạn cùng đọc đoạn kiến thức cần thiết sau đây. Nhưng nếu lí do này chưa đủ mạnh, bạn có thể kéo xuống xem hình tóm tắt trong mục 2 nhỏ này luôn nha.
- Thứ 1, bạn chỉ cần hiểu nôm na rằng ánh nắng Mặt Trời gồm các tia quang phổ và các tia có bước sóng dài ngắn khác nhau, có các tia nhìn thấy (bước sóng 400-700mm) hay không nhìn thấy được (<400mm, >700mm). Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần quan tâm tia cực tím (280-400mm) thôi.
- Thông thường tia cực tím (tia UV) có 3 loại là UVA, UVB và UVC (UVC bị tầng ozone hấp thụ hết trước khi chiếu xuống Trái Đất rồi, không ảnh hưởng đến da nên bạn có thể bỏ qua luôn em này):
– Tia UVA có bước sóng dài hơn, có thể xâm nhập vào da và làm tổn thương các mô sâu hơn. Tia UVA nguy hiểm hơn do tác động vào tầng trung bì của da. Tầng trung bì là tầng có chứa rất nhiều thứ quan trọng trong cấu tạo da như là tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi, sợi collagen & elastin định hình cấu trúc của da. Khi tia UVA tác động đến tầng này thì nó sẽ gây đứt gãy các sợi collagen, elastin, giảm sự sản xuất tự nhiên của các sợi này, khiến da bị lão hóa, bị nhăn nheo, bị mất độ đàn hồi. Nghiêm trọng hơn tia UVA sẽ gây ra nám da, thậm chí là ung thư da. Tin buồn là tia UVA không bị thủy tinh hấp thụ nên trừ khi bạn ở trong hầm làm việc thì OK còn đâu cứ chỗ nào có cửa sổ là bị UVA tác động nha. Đây cũng là lí do giải thích vì sao nhiều bạn ngồi văn phòng vẫn ĐEN NHƯ THƯỜNG.
– Tia UVB thì có bước sóng ngắn hơn UVA, do đó nó sẽ tác động ngay trên lớp biểu bì (hay còn gọi là tầng thượng bì) của da, làm da bạn bị bỏng rát, cháy nắng. Tiếp xúc với nhiệt độ cao quá lâu cũng là một tác nhân gây đứt gãy collagen trong da. Khi bạn tiếp xúc với nắng thì da bạn sẽ sản sinh ra melanin (sắc tố có màu nâu đen) để hấp thụ các tia tử ngoại, đây là cơ chế tự bảo vệ của da. Tóm lại là da bạn nào càng sản xuất nhiều melanin à bạn đó càng ĐEN.
- Để bạn dễ hiểu hơn, thì có thể xem hình bên dưới đây nha.

(Tác hại của tia UVA và UVB)
- Do đó, ngoài việc sử dụng các biện pháp che chắn bằng trang phục thì kem chống nắng là lựa chọn tối ưu nhất có thể.
- Nhưng chưa xong đâu nha, chưa dừng ở đó. Khi bạn sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, laptop, điện thoại di động, ipad,…nhiều sẽ khiến da phải đón nhận lượng bức xạ có hại (tia sáng xanh). Bạn đừng xem thường tia sáng xanh nhé, vì chúng cũng có hại không kém tia UV từ Mặt Trời đâu. Tia sáng xanh từ các thiết bị điện tử sẽ khiến da bạn nhăn nheo, không đều màu.
- Đặc biệt, đối với các thiết bị di động, khi tiếp xúc với da ở khoảng cách gần cũng có hại tương tự như trên.
- Tại sao chúng lại có hại như vậy?
- Vì lượng điện tích sản sinh từ các thiết bị, cụ thể là máy tính (laptop) là 1 chất xúc tác khiến da hấp thụ nhiều bụi bẩn có trong không khí, gây hại cho da và đương nhiên là cả cho mắt.
- Bật mí cho bạn, máy tính cũ thường phát ra bức xạ cao gấp 2 lần so với máy tính đời mới. Phía sau máy tính sẽ phát ra bức xạ mạnh nhất, kế đến là 2 bên màn hình chính. Tuy nhiên, có 1 chút may mắn cho chúng ta là trước màn hình thì bức xạ sẽ yếu nhất. Nhưng cũng đủ để làm hại làn da nếu không được bảo vệ.
- Sau khi dùng máy tính hay các thiết bị điện tử, da mặt sẽ bị nhiễm không ít bức xạ. Do đó, bạn nên rửa mặt với nước sạch hoặc sử dụng xịt khoáng để loại bỏ phần nào, nhất là trước khi đi ngủ và dưỡng da.
- Đối với các bạn nhân viên văn phòng không phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng nhiều nhưng phải sử dụng máy tính liên tục (và những bạn còn ngồi ở gần cửa sổ, cửa kính) thì đừng chủ quan, nên chú ý bảo vệ da bằng kem chống nắng kỹ càng.
- Tóm lại, các lợi ích mà kem chống nắng mang lại là vô cùng to lớn. Không những bảo vệ da trước những tia UV gây hại và tia sáng xanh, kem chống nắng còn làm giảm được một phần tác hại của tia hồng ngoại tới da, ngoài ra cũng có thể giúp hạ nhiệt cho da khi đi ngoài nắng, đặc biệt là với những người có dấu hiệu nóng mặt thường xuyên (điển hình là mình).
- Vậy, …
3. Tại sao chúng ta vẫn không sử dụng kem chống nắng:
- Bạn biết đó, mặc dù lý thuyết, nghiên cứu khoa học và lời khuyên từ các chuyên gia, Beauty Bloggers hay thậm chí là những người bạn xung quanh, đều khuyến khích sử dụng kem chống nắng thường xuyên. NHƯNG BẠN LẠI KHÔNG LÀM.- Đây là vấn đề thực tế, nói đúng hơn là rất thực tế. Nguyên nhân do đâu?
- Theo mình có 3 lý do chính:
- Thứ 1: Bạn không tin rằng nếu có dùng thêm kem chống nắng thì cũng không giúp da bạn đẹp hơn nữa.
- Thứ 2: Bạn suy nghĩ trời không nắng gắt lắm? Bạn không đi biển? Bạn đang ở nhà? Bạn chỉ đi đây 1 tí thôi không ảnh hưởng mấy đâu, chẳng đen và hại da được.
- Thứ 3: nguyên nhân này được hình thành từ 2 lí do trên. Vì bạn suy nghĩ như vậy nên bạn cho rằng, dùng kem chống nắng không cần thiết, mà còn rất tốn kém, vả lại còn bí bách mặt khó chịu thêm.
- Để giải quyết cho bạn 3 lí do làm cản trở việc bạn dùng kem chống nắng. Mình sẽ gỉai thích cho bạn như sau:
Đầu tiên, kem chống nắng không đơn thuần chỉ là chống nắng, mà nó còn làm tăng hiệu quả cho các sản phẩm dưỡng da khác, giúp các sản phẩm phát huy công hiệu tốt hơn. Thậm chí, nếu không có kem chống nắng thì hiệu quả của các sản phẩm đó sẽ giảm sút, giảm sút rất nhiều hoặc có khi còn tệ hơn. Vì:
- Để có làn da khoẻ, có khả năng tự bảo vệ tốt và ít nếp nhăn khi về già, thì điều tiên quyết là làn da PHẢI ĐỦ NƯỚC & ĐỘ ẨM. Khi bạn tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời, da sẽ bị mất cả 2 yếu tố đó, bề mặt, biểu bì và hạ bị sẽ không còn khả năng đàn hồi, lỗ chân lông thì ngày càng to hơn. Ngoài ra, có 1 số bạn nghĩ rằng khi dùng kem chống nắng sẽ làm da tiết dầu nhiều hơn bình thường. Nhưng thực tế không phải vậy. Vào mùa hè, nhiệt độ tăng sẽ khiến da bạn tăng cường tiết dầu để làm mát da, hạn chế mất nước. Nếu bạn sử dụng kem chống nắng phù hợp thì sẽ giúp bạn cách ly với môi trường tốt hơn, từ đó hạn chế tình trạng tiết dầu.
- Hơn nữa, mình tin chắc rằng chị em phụ nữ chúng ta từng nghe những câu sau và từng hay đang sử dụng sản phẩm có công dụng như sau luôn.
“Muốn da sạch và trắng thì phải chăm tẩy tế bào chết định kỳ”:
-> Nhưng bạn cần chú ý vế sau nữa: “tẩy tế bào chết thì phải che chắn kỹ, đặc biệt là chống nắng, vì sau khi tẩy tế bào chết hôm trước, hôm sau da sẽ dễ bị tổn thương hơn” à do đó, nếu bạn tẩy tế bào chết mà không chống nắng thì da vẫn không trắng, mà thậm chí còn đen hơn là điều rất dễ hiểu. “Mua kem/serum/sản phẩm làm sáng da này đi, sẽ giảm sắc tố Melanin hơn – da sẽ trắng hơn”
-> Thực chất melanin được sinh ra để bảo vệ da trước tác động tiêu cực của các tia UV (mình đã nói ở mục 2 bên trên), việc dùng sản phẩm sáng da sẽ kìm hãm cơ chế sản xuất melanin, do đó bạn cần dùng 1 sản phẩm để thay thế melanin – mà đó chính là kem chống nắng. “Mình có tuổi rồi, mình đang dùng các sản phẩm chống lão hoá, nó không phải trắng sáng da hay treatment gì sẽ không cần chống nắng đâu”
-> Chống lão hoá đồng nghĩa với việc chống các gốc tự do có hại gây ra oxy hoá – trong khi ánh nắng Mặt trời lại là thủ phạm hàng đầu (80% gây lão hoá đến từ các tia cực tím). “Da mình đang dùng sản phẩm trị mụn, se lỗ chân lông nên không cần chống nắng đâu”
-> Các sản phẩm dưỡng da có chứa các hoạt chất mang tính điều trị, sẽ khiến da trở nên nhạy cảm hơn dưới ánh nắng mặt trời, nói cách khác là da dễ bị bắt nắng hơn chứ không phải sản phẩm làm da bạn bắt nắng._____
Tiếp theo, bạn suy nghĩ trời không nắng gắt lắm? Bạn không đi biển? Bạn đang ở nhà? Bạn chỉ đi đây 1 tí thôi không ảnh hưởng mấy đâu, chẳng đen và hại da được.
- Cái này thì bạn càng nên xem lại mục 2 phía trên của mình nha, nó rất rất và rất có hại cho làn da và sức khoẻ. (Bạn xem lại đoạn tác hại của các tia UV trên mục 2 nha!)
- Vân vân,…. Do vậy, sử dụng kem chống nắng là rất rất cần thiết để các mục đích dưỡng da của bạn được trọn vẹn.
_____
- Kem chống nắng rất cần thiết nhưng tuy nhiên chúng ta cũng không nên lạm dụng kem chống nắng. Chẳng hạn như phần lớn thời gian ban ngày bạn ở trong nhà, không lại gần nơi có cửa sổ, không ngồi máy tính hay tiếp xúc với các thiết bị điện tử và các loại đèn có hại, không ra ngoài sân, không đi đâu xa bụi bặm, chỉ đi tập thể dục vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Thì những ngày ấy bạn không cần sử dụng kem chống nắng.
- Da chúng ta có khả năng chống nắng tự nhiên, mà không gặp vấn đề gì, nhưng không ỷ lại để da tự thể hiện mình, vì khả năng này rất rất kém, rất ít và khoảng thời gian rất ngắn.
4. Ai nên sử dụng kem chống nắng?
(Ai nên sử dụng kem chống nắng?)
- Câu trả lời của mình là: tất cả chúng ta đều phải bảo vệ da bằng kem chống nắng, kể cả bạn là nhân viên văn phòng, công nhân hay bất kỳ 1 công việc nào khác. Trừ khi bạn dám chắc rằng bạn có thể ở hầm suốt cả ngày – nơi mà tia UVA không thể xuyên qua được. Nhưng dù bạn ở hầm mà ngồi trước các thiết bị điện tử, bạn vẫn phải sử dụng kem chống nắng, bởi da bạn vẫn bị ảnh hưởng không nhỏ từ bức xạ phát ra từ chúng.- Đương nhiên, trừ trường hợp những bạn đang trong tình trạng mụn quá nặng, không thể sử dụng kem chống nắng được. Thì tốt hơn hết, bạn phải đảm bảo rằng mình đã tránh nắng cực kỳ cực kỳ cẩn thận.
- Bạn nên lưu ý 1 điều rằng UVB có thể bị thuỷ tinh hấp thụ nhưng UVA thì chắc chắn là không, chúng vẫn vô tư vào nhà và tìm đến làn da cho dù bạn đã đóng cửa kính kỹ lưỡng.
5. Phân loại kem chống nắng:
- Thông thường, sẽ chia thành 3 loại khác nhau: kem chống nắng vật lý, hoá học và hỗn hợp (vật lý lai hoá học – hay còn gọi là kem chống nắng lai).
- Tuy nhiên, còn có 1 cách phân loại khác mình tìm hiểu được trên mạng và thấy có vẻ chính xác hơn, thì chúng được chia thành 2 loại: Kem chống nắng Hữu cơ - Organic & Kem chống nắng Vô cơ - Inorganic.
_____
Vì sao mình nói nó hợp lí hơn? (đương nhiên đây là cá nhân mình thôi chứ mình không áp đặt cho ai cả)
- Đầu tiên, theo suy nghĩ của mình, mọi chất trong cuộc sống này đều được cấu tạo từ chất hoá học. Mặt khác, 1 khi đã là chất hoá học rồi thì đương nhiên chúng sẽ có khối lượng và chúng đều chiếm chỗ trong không gian. Do đó, có thể khẳng định rằng chúng hoàn toàn có tính chất vật lý. (đây là tính chất cơ bản nhất của vật lý)
- Thứ 2, kem chống nắng vật lý đều có thành phần hoá học và cấu tạo của chúng không chứa Carbon (ZnO, TiO2) à Vì thế được gọi là kem chống nắng vô cơ (Inorganic).
- Tiếp theo, như mình đã nói thì tất cả các loại kem chống nắng hoá học đều có tính chất vật lý và chúng có thành phần cấu tạo chứa Carbon à Vì thế được gọi là kem chống nắng hữu cơ (Organic).
- Tuy nhiên, cách chia này mình thấy cảm giác là chưa được phổ biến rộng rãi (hầu như những bạn đam mê skincare lâu thì mới biết). Vì vậy, bài viết này mình vẫn để là “vật lý” & “hoá học” nhưng sẽ chú thích trong ngoặc những tên gọi của cách phân loại mới, thuật ngữ mới cho mọi người quen dần và tiện cho các bạn tra cứu sau này.
_____
Bạn có thể chọn cho mình cách phân loại mà bạn cảm thấy hợp lý. Quan trọng là bạn có thể hiểu đúng về nó là được.
- Tuy nhiên, còn có 1 cách phân loại khác mình tìm hiểu được trên mạng và thấy có vẻ chính xác hơn, thì chúng được chia thành 2 loại: Kem chống nắng Hữu cơ - Organic & Kem chống nắng Vô cơ - Inorganic.
_____
Vì sao mình nói nó hợp lí hơn? (đương nhiên đây là cá nhân mình thôi chứ mình không áp đặt cho ai cả)
- Đầu tiên, theo suy nghĩ của mình, mọi chất trong cuộc sống này đều được cấu tạo từ chất hoá học. Mặt khác, 1 khi đã là chất hoá học rồi thì đương nhiên chúng sẽ có khối lượng và chúng đều chiếm chỗ trong không gian. Do đó, có thể khẳng định rằng chúng hoàn toàn có tính chất vật lý. (đây là tính chất cơ bản nhất của vật lý)
- Thứ 2, kem chống nắng vật lý đều có thành phần hoá học và cấu tạo của chúng không chứa Carbon (ZnO, TiO2) à Vì thế được gọi là kem chống nắng vô cơ (Inorganic).
- Tiếp theo, như mình đã nói thì tất cả các loại kem chống nắng hoá học đều có tính chất vật lý và chúng có thành phần cấu tạo chứa Carbon à Vì thế được gọi là kem chống nắng hữu cơ (Organic).
- Tuy nhiên, cách chia này mình thấy cảm giác là chưa được phổ biến rộng rãi (hầu như những bạn đam mê skincare lâu thì mới biết). Vì vậy, bài viết này mình vẫn để là “vật lý” & “hoá học” nhưng sẽ chú thích trong ngoặc những tên gọi của cách phân loại mới, thuật ngữ mới cho mọi người quen dần và tiện cho các bạn tra cứu sau này.
_____
Bạn có thể chọn cho mình cách phân loại mà bạn cảm thấy hợp lý. Quan trọng là bạn có thể hiểu đúng về nó là được.
5.1 Kem chống nắng vật lí - SUNBLOCK là gì? - (SUNBLOCK/ INORGANIC/MINERAL/PHYSICAL SUNSCREEN):
- Trước đây khi mới tập tành skincare, để nhớ thì mình có 2 mẹo nhỏ để bạn dễ hiểu. Đây là phương pháp giống như là bạn đang dùng 1 cái khẩu trang full toàn bộ gương mặt. Bạn cứ tưởng tượng là khi tia UV chiếu vô da, gặp 1 vật chắn nó sẽ văng ra, nhưng tất nhiên là nó đỡ cho bạn thôi chứ không thể nào làm văng ra hoàn toàn được. Bằng chứng là làm ninja kín mít vẫn đen theo năm tháng như thường.– Nói 1 cách lý thuyết cho chúng ta nghe có vẻ mình là chuyên gia thì cơ chế hoạt động của kem chống nắng vật lý như một lớp màng chắn vừa giúp phản xạ, tán xạ, vừa hấp thụ phần lớn tia UV và chuyển thành nhiệt năng.
- Bạn lưu ý rằng chỉ có 5% UVB và dưới 55% UVA bị phản xạ bởi hợp chất vật lý. Số còn lại được hấp thụ và chuyển thành nhiệt năng tương tự như kem chống nắng hoá học (Kinds of Stephen).
- Đây là 1 lỗi rất kinh điển và lỗ hổng rất lớn về kiến thức kem chống nắng vật lý hiện nay. Nên mọi người xem kỹ nghen! “KHÔNG PHẢI PHẢN XẠ TIA UV HOÀN TOÀN NHA!”
- Gọi là hoạt chất vô cơ vì cấu tạo của chúng không chứa Carbon.
Gọi là hoạt chất khoáng vì có yếu tố kim loại.
Gọi là hoạt chất vật lý vì đặc điểm NỔI BẬT NHẤT của nhóm này là phản xạ UV.
- Kết cấu thường dày, nên sẽ dễ bị vón và nhìn kiểu bóng bóng.
– Chặn được cả UVA và UVB
– Khi bôi lên da thường để lại lớp màng trắng (phân tử càng to càng trắng)
– Theo lý thuyết thì không cần chờ 15-20′ rồi mới tiếp xúc với nắng vì là vật lí nên ở trên bề mặt da luôn sau khi bôi.
– Thành phần chính: titanium dioxide và zinc oxide (ZnO),…
- Bền vững dưới ánh nắng (chậm giảm tác dụng, lâu trôi)
- Bám dai à khi bạn rửa tay với nước sẽ thấy nhờn, do đó bạn cần tẩy trang kỹ sau mỗi khi dùng kem chống nắng loại này.
LƯU Ý:
Mình chắc rằng bạn có từng nghe rằng: Kem chống nắng vật lý bảo vệ da tốt hơn kem chống nắng hoá học?
Nhưng không phải vậy đâu bạn nhé! Kem chống nắng vật lý không thể bảo vệ tốt hơn nếu hàm lượng hoạt chất vật lý quá thấp. Trong khi đó, có nhiều hoạt chất hoá học thế hệ mới cực kỳ vượt trội so với hoạt chất vật lý.
5.2 Kem chống nắng hoá học - SUNSCREEN là gì? - (SUNSCREEN/ ORGANIC):
- Tương tự, để dễ nhớ bạn tưởng tượng vì là hoá học nên trong kem chống nắng sẽ có các chất phản ứng với nhau, cái này liên kết với cái kia, vân vân, … nên sẽ không tạo lớp phủ bóng lộ như kem chống nắng vật lý. Vì vậy, nó hoà quyện nên sẽ không gây lớp màng. Do đó sẽ mỏng hơn và tự nhiên hơn.- Gọi là hoạt chất hữu cơ vì cấu tạo của chúng có chứa Carbon.
- Gọi là hoạt chất hóa học vì đặc điểm NỔI BẬT nhất của nhóm này là hấp thụ UV (riêng Tinosorb M có thêm khả năng phản xạ và tán xạ UV).
– Chặn được cả UVA và UVB
– Khi bôi lên da thường trong, mỏng, ít tạo màng trắng hơn so với KCN vật lí
– Vì phải đợi các chất đó hoạt động và phát huy tác dụng thì chống nắng mới hiệu quả, nên cần bôi trước 15-20′ trước khi tiếp xúc với ánh nắng/ngoài trời.
– Thành phần chính: avobenzone, benzophenone, octyl methoxycinnamate, PABA,…
- Kem chống nắng hoá học một số loại không bền vững dưới ánh sáng.
- Do đó kem chống nắng hoá học nhanh giảm tác dụng, nhanh trôi, ít bám dai được. Vì vậy mà bạn tẩy trang cũng dễ dàng hơn vật lý.
5.3 Kem chống nắng lai (hỗn hợp):
- Mình hay giỡn giỡn đây là loại tạp nham, bê đê, nó pha trộn 2 cái kia thì sẽ có ưu điểm cả 2 mà cũng nhược điểm của cả 2 luôn.Có người thì gọi là kem chống nắng vật lý lai hoá học, còn người khác lại gọi là kem chống nắng hoá học lai vật lý. Còn bạn? Bạn muốn gọi như thế nào? Điều đó tuỳ thuộc vào bạn, chỉ bạn mà thôi ^^!
6. Phân biệt kem chống nắng vật lí và kem chống nắng hoá học:
(Phân biệt kem chống nắng vật lý và hoá học)
- Tuy đã viết phân loại bên trên, nhưng mình cũng sẽ tóm gọn lại cách chia kem chống nắng vật lý và hoá học lại ở mục này cho bạn dễ nhớ khi đi mua sản phẩm bên ngoài nha.- Cách 1: Đầu tiên, bạn có thể xem trên sản phẩm nhà sản xuất ghi sunscreen hay sunblock. Tuy nhiên, hình như giờ người ta hết ghi như vầy rồi. Nên sẽ có cách thứ 2.
- Cách 2: Dựa vào thành phần sản phẩm:
– Kem chống nắng vật lý chứa duy nhất hoạt chất vật lý gọi là kem chống nắng vật lý, chứa duy nhất hợp chất hoá học gọi là kem chống nắng hoá học, chứa cả 2 loại gọi là kem chống nắng lai (Hybrid Sunscreen).
+ Hoạt chất vật lý trong KCN vật lý (Inorganic/ Mineral/ Physical Sunscreen): Titanium Dioxide (TiO2) và Zinc Oxide (ZnO).
+ Hoạt chất hóa học trong KCN hóa học (Organic/ Chemical Sunscreen): Tất cả hoạt chất chống nắng còn lại.
7. Nên chọn kem chống nắng vật lý hay kem chống nắng hoá học?
- Mình đã gặp rất nhiều câu hỏi và nhận định xung quanh vấn đề này từ mọi người, ví dụ như:“Vậy nên chọn kem chống nắng nào? Vật lý hay hoá học??”
“Kem chống nắng vật lý chống nắng tốt hơn kem chống nắng hoá học!”
“Nên mua kem chống nắng này đi đừng mua loại kia, nó bết dính lắm”
“Mua kem chống nắng vật lý cho đỡ mất thời gian reapply …”
v.v…..
_____
Để mình giải đáp cho bạn nhé!
- Xét về khả năng thấm, sẽ là không công bằng khi nhận định rằng loại KCN này lâu thấm, nhờn bết, còn loại KCN kia mau thấm, khô ráo. Tất cả nó phụ thuộc vào công thức sản phẩm, bất kể kết cấu.
- Xét về thời gian reapply, kem chống nắng vật lý lâu cần reapply hơn kem chống nắng hoá học chứ không phải không cần reapply. Nguyên tắc reapply vẫn là sau mỗi 2h hoạt động liên tục dưới nắng (cộng dồn) hoặc sau khi xuống nước 40-80 phút.
- Xét về thành phần, HCVL sẽ kiềm dầu tốt hơn và hơi khô da. Kẽm (Zinc Oxide) có tính kháng viêm, tốt cho da mụn nhạy cảm, nên thường xuất hiện trong cả KCN hay đôi lúc có trong sản phẩm dưỡng da.
______
Do đó, để chọn ra kem chống nắng nào tốt hơn thì cực kỳ cực kỳ khó và cũng đã có rất nhiều so sánh giữa 2 loại kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học được nói tới từ trước tới nay.
Song mình muốn nhắc mọi người rằng: “Lựa chọn KCN quan trọng ở công thức chứ không ở chủng loại KCN”. Nên mỗi người chúng ta đều phải trải qua hành trình tìm kiếm loại kem chống nắng có công thức phù hợp cho riêng mình về công thức, tài chính, mục đích sử dụng,v.v.….
Love,
Cowslip