[CHAPTER 2] Chỉ số SPF, PA, PPD,...và cách chọn kem chống nắng cho từng loại da

14/05/2020
Chỉ số SPF, PA, PPD... trên kem chống nắng nghĩa là gì?
Hi mọi người,
- Hôm nay mình lại trở lại với Chapter 2 trong chuỗi series dài tập về kem chống nắng. Đây cũng là 1 trong những bài viết chứa những kiến thức cơ bản nhất mà bạn cần nắm. Đồng thời, chapter này cũng hé lộ câu trả lời cho 1 trong những sai lầm của mọi người khi chọn mua bất kỳ một sản phẩm chống nắng nào.
- Cụ thể, ở bài này bạn sẽ biết được chỉ số SPF, PA, PPD, … in trên bao bì của sản phẩm có ý nghĩa gì? Cách chọn kem chống nắng cho từng loại da cũng như cho từng mục đích sử dụng khác nhau.
- Tuy nhiên, nếu bạn đang còn băn khoăn thực sự có nên sử dụng kem chống nắng không? Làm sao để phân biệt kem chống nắng vật lý và hoá học thì bạn có thể xem lại Chapter 1 mình đã từng chia sẻ trước đây.
- Ngoài ra, nếu sau khi dùng kem chống nắng mà da bạn lại ngày càng sạm đen, ngày càng xấu đi, thì rất có thể bạn đã sử dụng kem chống nắng không đúng cách. Cụ thể như thế này thì mình sẽ bật mí câu trả lời ở chapter 3 (Đây cũng là chapter cơ bản nhưng hấp dẫn nhất và đến 90% người trong chúng ta đều mắc sai lầm).
- Okay, bây giờ thì mời bạn cùng đến với Chapter 2 nha!

1. Ch s SPF là gì? (Sun Protection Factor):

- SPF (Sun Protection Factor): Chỉ số chống tia UVB.
- Để hiểu về chỉ số SPF thì chúng ta có 2 cách sau:
**Cách 1:
Bạn có thể hiểu rằng, trung bình thời gian tiếp xúc với ánh nắng đến khi bạn có thể bị nổi ban đổi do UVB gây ra được ước chừng như sau:
  • Người da trắng - 10 phút
  • Da trung bình - 15 phút
  • Da tối màu - 20 phút.
- Để đơn giản hơn, thì theo định mức Quốc tế: 1 SPF có khả năng bảo vệ làn da và hạn chế những tác hại của tia UVB trong khoảng 10 phút.
- Tức là SPF = 1 tương đương với 10 phút chống tia UVB. Nghĩa là lấy chỉ số SPF ghi trên kem chống nắng nhân 10 để tính được thời gian (phút) bảo vệ da chống lại tác hại của tia UVB.
- Chỉ số SPF trong kem chống nắng thấp nhất là 15 và cao nhất là 100.
- Chỉ số SPF càng cao không có nghĩa là kem chống nắng càng mạnh mà chỉ là kem chống nắng đó lưu trên da bao lâu và có tác dụng bảo vệ trong lâu thôi. Và lưu ý rằng da ai càng trắng thì thời gian chống nắng sẽ càng ngắn.
- Tuy nhiên, cách tính này chỉ mang tính tương đối và KHÔNG THỰC TẾ.
- Mình sẽ lấy 1 ví dụ:
Da bạn thuộc tone trung bình, song cứ cho là da lại mỏng và nhạy cảm như các bạn Tây trắng đi, thì thời gian bảo vệ da khỏi UVB là của kem chống nắng có SPF 15 là:
15* 10 phút = 150 phút = 2,5h.
Với SPF 30 / SPF 50 thì sẽ lần lượt là 5h / 8h (tương đương 1 ca làm việc full time, bôi KCN 1 lần/ngày và không bôi lại).
Lưu ý:
SPF > 50 không có khả năng bảo vệ đáng kể so với SPF 50 nên được ký hiệu là SPF 50+ để người tiêu dùng không chủ quan.

Chỉ số SPF là gì?
(Chỉ số SPF là gì?)
**Cách 2:
- Ở đây chúng ta có 2 công thức:
Khả năng cho phép UVB tác động lên da = (1/SPF)
Vậy, khả năng chặn được UVB tác động đến da = 1-(1/SPF)
Ví dụ:
- Khi sử dụng KCN có SPF 50
(1/SPF) = 1/50 = 0,02 = 2%
=> 1 – (1/SPF) = 1 – 0,02 = 0,98 = 98%
Vậy, khi sử dụng kem chống nắng có SPF50, da bạn sẽ bị nhận 2% lượng UVB khi chiếu xuống và sản phẩm bảo vệ bạn khỏi 98% còn lại.

- Nói cách khác, SPF 50 bảo vệ bạn GẤP 50 LẦN KHỎI UVB so với bình thường.
- Ngoài ra, cơ chế sản sinh melanin (tăng sắc tố khi phơi nhiễm nắng) giúp bảo vệ da khỏi những tổn thương bởi tia cực tím. Nhờ melanin mà da người cũng có SPF TỰ NHIÊN (trung bình là SPF 2, bảo vệ da gấp đôi khi ra nắng). Song, bạn không nên chủ quan nhé, nếu thời gian phơi gộp lại càng nhiều thì càng có hại cho da. Đó là lí do ở chapter 1 mình nói là bạn đừng nên để da tự thể hiện bản thân, sẽ rất hại cho làn da của bạn.
- Ở đây mình sẽ không đưa ra ví dụ cho mọi người, mà sẽ đưa ra những số liệu bên dưới này cho bạn xem luôn nha! (dựa trên công thức tính mình đã viết bên trên)
Khả năng ngăn chặn và cho phép UVB tác động tới da lần lượt là:
SPF 2: chặn 1 - (1/SPF) = 1-1/2 = 50% ~ lọt 50% UVB
SPF 10: chặn 1 - (1/SPF) = 1/1/10 = 90% ~ lọt 10% UVB
SPF 15: chặn 1 - (1/SPF) = 1-1/15 = 93.33% ~ lọt 6.7% UVB
SPF 30: chặn 1 - (1/SPF) = 1-1/30 = 96.67% ~ lọt 3.3% UVB
SPF 50: chặn 1 - (1/SPF) = 1-1/50 = 98% ~ lọt 2% UVB

- Dựa vào số liệu trên, bạn có thể thấy rằng SPF 50 chặn nhiều UVB hơn chỉ khoảng 1% so với SPF 30 nhưng thực ra lại đang bảo vệ TỐT HƠN GẤP ĐÔI. Lý do là lượng UVB thâm nhập được vào da đã ít đi gần một nửa (lọt 2% UVB so với 3.3% UVB).
_________
Okay, tóm tắt đoạn này chúng ta sẽ thực hành vài ví dụ nhỏ xíu này theo 2 cách hiểu bên trên nha!
**Vd1: Kem chống nắng có chỉ số SPF là 30
=> 30*10= 300 (phút)
=> 1/30 = 3,3% UVB => 100% - 3,3% = 96,7% (Vì 1 – (1/SPF) = 1 - 0,033.. = 0,967..)
- Vậy kem chống nắng có SPF 30 nghĩa là thời gian bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVB là khoảng 300 phút, tương đương da bạn sẽ được bảo vệ khỏi UVB 5 giờ đồng hồ (chỉ mang tính tương đối).
- Hoặc bạn có thể hiểu rằng, trong điều kiện hoàn hảo thì với chỉ số SPF 30 da sẽ bị nhận 3,3% tia UVB và bảo vệ da bạn khỏi 96.7% còn lại.
**Vd2: Kem chống nắng có chỉ số SPF 50
=> 50*10=500 (phút)
=> 1/50 = 2% => 100% - 2% = 98% (Vì 1 – (1/SPF) = 1 - 0,02 = 0,98)
- Vậy kem chống nắng SPF 50 bạn sẽ được bảo vệ da khỏi tia UVB là 500 phút (khoảng 8 tiếng) (chỉ mang tính tương đối)
- Ngoài ra trong điều kiện hoàn hảo thì SPF 50 sẽ chặn được 98% tác hại từ tia UVB và da bị sẽ bị nhận 2% tia UVB.

****NOTE:

- Tia UVB có mặt nhiều nhất vào mùa hè và khi mặt trời đạt đỉnh. Còn UVA có mặt quanh năm bất chấp điều kiện thời tiết. Ngoài ra, trong khi phần lớn UVB bị chặn bởi cửa kính thì 63% tia UVA vẫn xuyên qua kính bình thường, kể cả kính màu (riêng kính xám thì ưu việt hơn, chặn được lên đến 99% UV). Nói chung, bạn đừng chủ quan mà chỉ dùng KCN vào mùa hè và LƯỜI vào những hôm trời mưa gió lạnh.
- Ở Việt Nam, ung thư da do phơi nhiễm UV là rất hiếm. Tuy nhiên, ở Mỹ, cứ 5 người lại có 1 người bị ung thư da. Người da trắng có khả năng bị ung thư da cao gấp 70 lần so với người da đen. Vì vậy, nếu bạn có làn da nâu tự nhiên thì bạn đang có lợi thế đấy và hãy bớt tự ti đi nhé. Nếu có sử dụng các biện pháp làm trắng thì nhớ bảo vệ da thật hổ báo vào kẻo UV làm da tăng sắc tố mãnh liệt, rất phí và nguy hiểm nữa.

2. Thước đo khả năng bảo vệ da khỏi UVA:

– Thước đo khả năng bảo vệ da khỏi UVA là:
(1) PA/ UVAPF/ Protection Factor of UVA rays (chủ yếu tại Châu Á và gặp nhiều ở mỹ phẩm trang điểm),
(2) PPD/ Persistent Pigment Darkening (chủ yếu tại châu Âu),
(3) Broad Spectrum/ Full Spectrum (chủ yếu tại Mỹ),
(4) Circle UVA (tại EU), và
(5) Boots Star Rating System (tại UK).
2.1 Ch s PA (Protection Grade of UVA) & PPD là gì?

2.1 Chỉ số PPD (Persistent Pigment Darkening):

- Ảnh hưởng của tia UVB thì được đo lường bằng độ cháy nắng và bỏng nắng, còn tia UVA thì dùng để đo độ tác hại làm rám, sạm da.
- Chỉ số PPD biểu thị lượng tia UVA tiếp xúc với da sau khi đã bôi kem chống nắng, tức là chỉ số PPD sẽ đo lường mức độ chống lại sự làm tối sắc tố (pigment darkening) của kem chống nắng. Cách tính của PPD hoàn toàn tương tự như SPF. Do vậy, khả năng bảo vệ của PPD có thể mô tả như sau:
Chỉ số PPD của kem chống nắng
Ý nghĩa của chỉ số PPD

2.2 Chỉ số PA (Protection Grade of UVA) là gì?

- Ngày nay, các kem chống nắng đều áp dụng chỉ số PA, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản.
- PA được quy đổi từ PFA (Protection Factor of UVA, hay còn gọi là UVAPF).
- PFA được tính dựa trên MPPD (Minimal Persistent pigment darkening dose) – liều lượng UVA tối thiểu để tạo ra rám da trong vòng 2-4h sau khi phơi nắng.
- PFA = MPPD của làn da được bôi kem chống nắng/ MPPD của da không được bảo vê.
- Với cách tính này, có thể thấy, thực ra không có khác biệt giữa PPD và PFA. Hãy cùng xem bảng quy đổi PA so với PPD từ PFA như sau:
Chỉ số PA của kem chống nắng
Ý nghĩa của chỉ số PA

___________
– Tóm lại, bạn cần nhớ như thế này:
- Thông thường trên kem chống nắng không chỉ ghi một chỉ số SPF mà thường kèm theo chỉ số PA. Ví dụ như, kem chống nắng “ABC” SPF50 PA+++
- Chỉ số PA được ký hiệu trên kem chống nắng bằng các dấu “+” và có 4 mức độ chỉ số PA.
Khả năng ngăn chặn UVA tác động tới da lần lượt là:
PA+: ~ PPD 2-4 (chặn 50-75% UVA)
PA++: ~ PPD 4-8 (chặn 75-87.5% UVA)
PA+++: ~ PPD 8-16 (chặn 87.5-93.75% UVA)
PA++++: ~ PPD 16+ (chặn hơn 93.75% UVA)
Hoặc bạn có thể hiểu như sau:
- PA+: Có khả năng chống tia UVA
- PA++: Chống UVA tương đối tốt
- PA+++: Chống tia UVA tốt
- PA++++: Chống tia UVA rất tốt
**NOTE**:
PPD cao chưa chắc đã bảo vệ khỏi UVA1 tốt hơn PPD thấp nếu như hoạt chất chống nắng đó không cover được hoặc chỉ cover yếu ớt ở phổ 380 – 400nm. Do đó muốn biết sản phẩm có thể ngăn chặn được UVA1 nói chung và UVA1 (380 – 400nm) nói riêng hay không, bạn cần dựa vào thành phần cụ thể.

2.3 Broad Spectrum (Quang phổ rộng):

- Hiện tại trên thị trường có nhiều sản phẩm kem chống nắng không có chỉ số PA, cũng không có chỉ số PPA, đặc biệt là các sản phẩm từ Mỹ, Anh…Vậy điều đó có phải là da bạn đang không được bảo vệ trước tia UVA nếu dùng những loại kem chống nắng này? Đừng lo lắng, hãy xem xem trên sản phẩm chống nắng ấy có ghi chữ “Broad- Spectrum” không nhé.
- Với những sản phẩm chống nắng có SPF lớn hơn 15 có ghi chữ Broad Spectrum - Quang phổ rộng trên bao bì thì được FPA công nhận đều có khả năng bảo vệ da khỏi 2 tia UVA và UVB. Nên khi quyết định mua 1 sản phẩm chống nắng, nếu không có PA+ nhưng có SPF và Broad Spectrum thì bạn cứ tạm hiểu là em ý “CÓ THỂ” đủ điều kiện để “chống nắng” cho bạn rồi nhé.
- Nói đơn giản hơn nó có nghĩa là: Bảo vệ da khỏi quang phổ rộng cả UVB lẫn UVA.
  • Broad Spectrum = Bảo vệ da khỏi UVB và UVA2 (có thể 1 phần UVA1)
  • Full Spectrum = Bảo vệ da khỏi UVB, UVA2 và UVA1
- Thông thường, bao bì KCN chỉ ghi SPF và Broad Spectrum cho nên rất khó để biết khả năng bảo vệ da khỏi UVA ra sao. Tuy nhiên, ở Mỹ lại ghi tách biệt tỷ lệ % hoạt chất chống nắng (active ingredients) do KCN được coi là thuốc phòng ngừa ung thư da. Cái này thì bạn có thể tìm thông tin liên hệ và hỏi hãng xem họ trả lời như thế nào.
Broad Spectrum
(Broad Spectrum)

2.4 CIRCLE UVA:

- Ký hiệu: Vòng tròn kín bao quanh chữ UVA.
- Ý nghĩa: MỨC ĐỘ CHỐNG UVA >= 1/3 MỨC ĐỘ CHỐNG UVB.
______
- Ví dụ: SPF 50 và Circle UVA
=> PPD tối thiểu = 1/3 * 50 = 16.67 (Bạn có thể đối chiếu với bảng ở mục 2.1.2 bên trên)
=> Chặn hơn 93.75% UVA => Tương đương PA++++
– Hai lớp bảo vệ PPD và Circle UVA khiến EU trở thành khu vực có quy chuẩn đo lường chống nắng NGẶT NGHÈO NHẤT THẾ GIỚI. Tại Pháp, thậm chí PPD đã lên tới 42, gần gấp 3 lần con số 16+. Chưa kể EU hiện đang sử dụng nhiều hoạt chất chống nắng tối ưu và độc quyền.

2.5 BOOTS STAR RATING SYSTEM:

- Ký hiệu: 5 ngôi sao.
- Ý nghĩa: Mức độ chống UVA/UVB.
- Tối đa 5 sao = UVA/UVB = 90-100%.
______
- Ví dụ: SPF 50 và 5 sao
=> Chặn 98% UVB và tối thiểu 88% UVA (90% của 98)
=> Tương đương PA+++ hoặc PA++++

3. Cách chn kem chống nắng cho từng loại da và mục đích sử dụng:

- Để chọn kem chống nắng cho từng loại da chúng ta có 2 phần: kem chống nắng cho da dầu và các loại da khác.
- Theo mục đích sử dụng mình tương tự chúng ta cũng có 2 mục: kem chống nắng hằng ngày và đi biển, hoạt động ngoài trời.

3.1 Kem chống nắng hằng ngày:

Kem chống nắng hằng ngày
(Kem chống nắng hằng ngày)
- Đối với những bạn bình thường ít tiếp xúc với ánh nắng như: đi học, đi làm văn phòng,… hay thậm chí là ở nhà. Bạn nên chú ý đến việc chọn lựa các loại kem chống nắng hằng ngày, nghĩa là trên bao bì của sản phẩm KHÔNG có chữ “Water Resistant”
- Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng kem chống nắng có in trên bao bì “Water Resistant” hoặc “Very Water Resistant”, nhưng mình thực sự khuyên bạn là không nên nếu tính chất công việc cũng như môi trường làm việc của bạn không tiết quá nhiều mồ hôi hoặc tiếp xúc nhiều với nước. Vì sẽ có những thành phần chống nắng chuyên dụng cũng như liều lượng thành phần sẽ khiến bạn kích ứng, nổi mụn và do kết cấu loại sản phẩm này quá bết nên sẽ gây trôi hay nặng nề thêm lớp trang điểm sau đó của bạn.

3.2 Kem chống nắng đi biển:

- Ngoài ra, với những bạn đang có nhu cầu đi biển hay hoạt động ngoài trời, thậm chí là những bạn phải làm những công việc tiết quá nhiều mồ hôi. Bạn cần phải chọn cho mình loại kem chống nắng đi biển chuyên dụng, nghĩa là những sản phẩm trên bao bì CÓ chữ “Water Resistant”.
- Tuy nhiên, ở mục này mình cũng giải đáp 1 chút cho bạn dễ hiểu về khái niệm “Water Resistant”.
- Vào năm 2002, tổ chức FDA đã đề nghị việc bỏ đi chữ “WATERPROOF” có trên bao bì sản phẩm vì thực chất không có sản phẩm nào có khả năng chống nước đúng nghĩa cả. Thay vào đó là cụm từ water resistant và very water resistant. Nghĩa là nếu sản phẩm vẫn phát huy được tác dụng chống nắng đúng giá trị SPF khi bơi lội hoặc tiết nhiều mồ hôi, hoạt động dưới nước trong 40 phút, sẽ được in trên bao bì “Water Resistant”. Còn nếu, có thể đảm bảo trong 80 phút sẽ được gọi là “Very Water Resistant”
Kem chống nắng đi biển
(Kem chống nắng đi biển)

3.3 Kem chống nắng cho da dầu mụn:

- Mình biết đây là mục mà rất nhiều bạn quan tâm. Tuy nhiên, mình rất tiếc khi phải nói rằng cho đến hiện tại mình không thể tìm được loại kem chống nắng cho da dầu mụn nào thực sự an toàn tuyệt đối cả.
- Có 1 tin vui là, đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, Zinc Oxit hay Titandioxit là an toàn với da bạn hơn là các thành phần có trong kem chống nắng hoá học. Do đó, các chuyên gia thường khuyên đối với hầu hết các bạn thuộc loại da này, bạn nên chọn cho mình kem chống nắng vật lý. Nghĩa là những loại có chứa 2 thành phần trên.
- Tuy nhiên, nếu thành phần thực sự chỉ có 2 loại này thì chẳng khác nào tráng lên da mặt bạn 1 lớp màu trắng bệt cả. Do đó, các loại kem chống nắng vật lý trên thị trường hiện nay đều thêm 1 số thành phần khác vào để gia giảm đi tình trạng đó.
- Mặc dù, có rất nhiều nghiên cứu chứng minh về độ an toàn của kem chống nắng vật lý dành cho da dầu mụn.
- Nhưng thực tế, mình cũng đã từng gặp nhiều bạn da dầu, mụn vẫn dị ứng với Titandioxit và Zinc oxit. Ngược lại, mình cũng gặp và từng biết hay cũng có thân thiết với 1 người bạn có loại da này nhưng vẫn dung được kem chống nắng vật lý lai hoá học (kem chống nắng hỗn hợp).
- Do đó, 1 lần nữa mình rất xin lỗi khi phải nói rằng không có kem chống nắng nào là an toàn tuyệt đối cho bạn cả.
- Chỉ có 1 cách duy nhất là bạn phải tự mình trải nghiệm. Bạn có thể sử dụng các loại kem chống nắng vật lý không chứa các thành phần gây kích ứng trước (hương liệu, cồn khô). Nếu không kích ứng hoặc bạn muốn trông tự nhiên và nhẹ mặt hơn, có thể từ từ dùng qua loại kem chống nắng vật lý lai hoá học (kem chống nắng hỗn hợp) đương nhiên là cũng phải không chứa các thành phần dễ kích ứng trước nhé!
Kem chống nắng cho da dầu mụn tốt
(Kem chống nắng cho da dầu mụn)

3.4 Kem chống nắng cho các loại da khác:

- Mình lưu ý với mọi người rằng, ở phần này mình chỉ đề cập đến da khô, hỗn hợp, thường và không đề cập đến kem chống nắng cho trẻ em hay cho bà bầu vì mình chưa trải nghiệm nên không đánh gía được.
- Đối với những loại da khác không thuộc nhóm dầu mụn thì hầu hết các bạn đều có thể sử dụng cả 3 loại kem chống nắng: vật lý, hoá học, hỗn hợp tuỳ theo ý thích và mục đích sử dụng của bạn.
- Tuy nhiên, nếu bạn không dám chắc da bạn có nhạy cảm hay không thì nên chọn loại nào không chứa những thành phần kích ứng thông dụng như: cồn khô, hương liệu, chiết xuất chua để đảm bảo an toàn cho da.
Kem chống nắng cho da khô nhạy cảm và bà bầu
(Kem chống nắng cho da khô, hỗn hợp,....)

4. Da mụn nhạy cảm có nên dùng kem chống nắng không?

- Câu trả lời là Có và Không.
+ CÓ: Da mụn chính là da tổn thương, dễ bị UVs tấn công dẫn tới vết thương lâu lành và vết thâm lâu mờ. Nên dùng KCN để giảm tình trạng dễ bị kích ứng gây viêm và giúp bảo vệ da, mờ thâm (nếu dùng KCN loại tốt). Ngoài ra, mình cũng biết một số bạn có làn da nhạy cảm tới nỗi dùng bất kể thứ gì cũng sẽ mẩn ngứa, lên mụn. Lời khuyên của mình là các bạn nên kiên nhẫn thử và sai để chọn được loại KCN phù hợp, dùng lâu dài. Thế giới này có biết bao KCN, không thể không có loại nào dành cho bạn. Càng sợ da kích ứng, càng tránh dùng mỹ phẩm thì da càng yếu, càng nhạy cảm và quay lại vòng tuần hoàn dùng gì cũng không hợp.
+ KHÔNG: Trong một số trường hợp cá biệt mà việc dùng KCN làm da biểu tình hơn thì ưu tiên làm dịu da, chữa mụn trước. Khi da ổn định thì tìm KCN phù hợp sau. Nhớ là một số KCN loại tốt dù dành cho da nhạy cảm vẫn có thể gây châm chích, nóng rát da. Thường thì KCNVL được cho là ít gây kích ứng hơn.


Love,
Cowslip
Thông tin khác
Các cách CHECK HẠN SỬ DỤNG MỸ PHẨM SK-II NHẬT BẢN
Tẩy da chết ASTALIFT WHITE CLEAR TREATMENT - [Review]
Kem chống nắng TỐT NHẤT của Nhật mà mình từng dùng - ASTALIFT D-UV CLEAR SOLUTION
KEM DƯỠNG DA DẠNG THẠCH - JELLY ASTALIFT AQUARYSTA - |REVIEW|
[REVIEW] - TINH CHẤT TẾ BÀO GỐC ASTALIFT IN-FOCUS
[Review] - COLLAGEN ASTALIFT dạng nước PURE DRINK 10,000mg - Hiệu quả chỉ sau 3 ngày !!!
Mua mỹ phẩm SK-II - theo tài chính của bạn!
SERUM SK-II LXP Ultimate Perfecting - Chi 30 triệu trong 5 phút & cái kết !!!
Serum SK-II REPAIR C - Phục hồi & tái tạo cho sau khi dùng TREATMENTS
REVIEW | Nước hoa hồng SK-II FACIAL TREATMENT CLEAR LOTION - Mình có mua lại không?